Tìm kiếm :
TƯ VẤN DỊCH VỤ
chat zalo
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
Skype Chat!
call me
Trang chủ Kiến thức Các thuật ngữ chỉ “phần mềm tự do nguồn mở

Các thuật ngữ chỉ “phần mềm tự do nguồn mở

Khái niệm này ở VN có khá nhiều từ: phần mềm tự do, phần mềm nguồn mở (hoặc đôi khi: phần mềm mã mở), phần mềm tự do nguồn mở. Trong khi nhiều người cho rằng các thuật ngữ này chỉ các khái niệm khác nhau thì tôi lại nghĩ rằng chúng đều mô tả một thực thể. Việc xuất hiện các thuật ngữ khác nhau đơn thuần chỉ là muốn "làm rõ nghĩa", muốn tạo tác động tốt hơn ở khía cạnh "tiếp thị".

Thử tìm hiểu các thuật ngữ này:

  • phần mềm tự do: free software (phân biệt với freeware: phần mềm miễn phí), libre software
  • mềm mềm (mã) nguồn mở: open source (software)
  • mềm mềm tự do nguồn mở: free open source software (FOSS), free/libre/open source software (FLOSS)

Các thuật ngữ này đều có "lực lượng hâm mô riêng". Chẳng hạn "phần mềm tự do" thì có tổ chức FSF (Quỹ phần mềm tự do, do Richard Stallman đứng đầu), "mã nguồn mở" được dùng bởi tổ chức OSI (Sáng kiến mã nguồn mở, có rất đông thành viên như Debian, Apache, Wikimedia, Mozilla, Quỹ Linux...), thuật ngữ "phần mềm tự do nguồn mở" xuất hiện nhiều từ năm 2003 và từ viết tắt FOSS được dùng thường xuyên, thuật ngữ FLOSS lại được dùng trong các văn bản chính thức của Nam Phi, Tây Ban Nha, Braxin.

Ảnh

Phân loại phần mềm. Ảnh: FSF.

 

Tuy nhiên, dùng thuật ngữ nào không quan trọng bằng việc hiểu rõ "phần mềm nguồn mở" là gì. Đây là khái niệm duy nhất mà mọi thuật ngữ trên nói đến. Gần như mọi "phần mềm nguồn mở" đều "tự do" và "miễn phí". Chẳng hạn, FSF định nghĩa "phần mềm tự do" như sau:

  • Tự do 0: chạy chương trình cho bất kì mục đích nào
  • Tự do 1: tự do nghiên cứu, sửa đổi chương trình
  • Tự do 2: tự do phân phối chương trình
  • Tự do 3: tự do cải thiện, và phát hành cải thiện đó

Như vậy, dù chỉ gọi là "phần mềm tự do", nhưng điểm 1 và 3 yêu cầu phải có mã nguồn mở.

Còn OSI định nghĩa "mã nguồn mở" chi tiết hơn, nhưng cũng có các yếu tố: phần mềm phải kèm theo mã nguồn, tự do phân phối lại, tự do phân phối phần mềm đã sửa đổi... Không phải mọi phần mềm có mã nguồn được công bố đều được OSI chấp nhận là "mã nguồn mở". Chẳng hạn, giấy phép MS-RSL của Microsoft chỉ cho phép "xem mã nguồn" không được OSI công nhận là mã nguồn mở. Ngược lại, các giấy phép thoáng hơn như MS-PL và MS-RL được OSI chấp nhận.

Đa phần giấy phép được OSI chấp nhận cũng được FSF chấp nhận, và ngược lại, bởi vì các định nghĩa có chung một cách nhìn, chỉ các nhau ở một vài chi tiết nhỏ.

Cập nhật 18/4:

1. Để hiểu rõ các bạn có thể tham khảo thêm:

2. FSF mặc dù dùng chữ "phần mềm tự do" và phản đối thuật ngữ "phần mềm nguồn mở" của OSI, nhưng họ cũng thừa nhận (người viết in đậm):

The official definition of “open source software” (which is published by the Open Source Initiative and is too long to include here) was derived indirectly from our criteria for free software. It is not the same; it is a little looser in some respects. Nonetheless, their definition agrees with our definition in most cases.

3. Sơ đồ phân loại phần mềm của FSF cho thấy phần mềm "tự do" và "nguồn mở" là hai khái niệm gần như nhau, và không có khái niệm nào "ít tự do" hơn khái niệm nào.

4. Tóm lại:

  • "Nguồn mở" và "mã nguồn mở" là một từ, dịch từ chữ "open source".
  • "Phần mềm tự do" và "phần mềm nguồn mở" chỉ cùng khái niệm, nhưng muốn nhấn mạnh các điểm khác nhau.
  • "Phần mềm tự do nguồn mở" là thuật ngữ được một số người đưa ra để giải quyết nhập nhằng này, tuy nhiên không có định nghĩa nào về "phần mềm tự do nguồn mở".
  • Với các văn bản chính thức trong nước, cần dùng một thuật ngữ thống nhất.
  • Ở Việt Nam, thuật ngữ "phần mềm (mã) nguồn mở" được dùng phổ biến nhất.

So sánh một chút, "vào cửa miễn phí" hay "vào cửa không mất vé" hay "vào cửa tự do miễn phí", so câu chữ thì khác nhau, nhưng khái niệm thì vẫn vậy.

Nguồn : thongtincongnghe.com

Văn phòng giao dịch

FOLLOW US ON